Vai trò Cải bắp lai cải củ

Cải bắp lai cải củ Brassicoraphanus chẳng có giá trị gì trong nông nghiệp và kinh tế cả, bởi vì trong thực tế nó có rễ của cải bắp (rễ nhỏ, không có củ) và có lá của cải củ (lá ít, hẹp và đắng), hoàn toàn ngược lại mong muốn của tác giả Karpechenko. Tuy nhiên, thành tựu tạo ra cây lai độc đáo này vào thời điểm lịch sử lúc đó (cách đây gần 100 năm) đã chứng tỏ:

  • Con người có khả năng sáng tạo ra được loài mới bằng phương pháp khoa học.
  • Phương thức tiến hóa và sự hình thành loài theo hai giai đoạn nói trên có thể xảy ra trong sinh giới.

Chính vì thế, các khoa học sau này nghiên cứu theo hướng trên đã phát hiện nhiều nguồn gốc lai tự nhiên của các loài thực vật trong quá trình hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hoá.[8] Gần đây đã có một số thí nghiệm lai tạo theo hướng này, như lai hữu tính giữa Brassica japonica SIEB với Raphanus sativus L, (vào năm 1976) đã thu được F1 rồi xử lý côn-si-xin để tạo ra thể nhị lưỡng bội, được nghiên cứu đến thế hệ F3.[9]